Ưu điểm của củi trấu so với các nhiên liệu khác

1.0.ƯU ĐIỂM CỦA CỦI TRẤU SO VỚI CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU KHÁC:

  • Tiết kiệm hơn:

– Củi trấu cháy triệt để, khi đốt sinh nhiệt tốt, nhiệt lượng khoảng 3900 kcal/kg, do trong

trấu thành phần chất xơ chiếm 75%, dễ bén lửa, khi cháy không có khói và mùi tỏa ra rất

dễ chịu.

– Giá củi trấu rẻ hơn so với các loại nhiên liệu khác, giá củi trấu khoảng 1300 đ/kg trong

khi giá than đá khoảng 5000 đ/kg.

– So với củi khô: nhiệt lượng của củi khô khoảng 2100 kcal/kg. Như vậy, 1kg củi trấu

1,86 kg củi khô. So với than đá: nhiệt lượng của than đá khoảng 5500 kcal/kg. Như vậy,

1kg củi trấu  ͌  0,71 kg than đá.

  • Hạn chế ô nhiễm môi trường:

– Củi trấu là sản phẩm vừa giảm thiểu được lượng chất thải ra môi trường, vừa đảm bảo tỉ lệ ô nhiễm khi sử dụng là không đáng kể, không những vậy tàn tro của củi trấu sau khi đốt có chứa trên 80% là silic oxít (SiO )2, hiện nay có thể tận dụng cho rất nhiều lĩnh vực (về mặt này nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch và gốm đã bán  lại cho nông dân tàn tro sử

dụng trong việc cải tạo đất) như vậy xét về mặt môi trường củi trấu hoàn toàn là sản phẩm

tiện ích cho môi trường trong sạch.

  • Ví dụ thực tế ở một số lò hơi sử dụng củi trấu:

– Tiêu hao nhiên liệu than đá cho lò hơi công suất 1 tấn hơi là 106 kg/giờ. Tiêu hao nhiên

liệu củi trấu cho lò hơi công suất 1 tấn hơi là 195 kg/giờ. Giá thành nhiên liệu than là

5.000 đ/kg, nhiên liệu củi trấu là 1300 đ/kg. Chi phí cho lò hơi công suất 1 tấn hơi đối với

nhiên liệu than là 106×5000 = 530.000 đ/giờ, đối với hiên liệu củi trấu là: 195×1300 =

253.500 đ/giờ. Chênh lệch chi phí nhiên liệu cho lò hơi công suất 1 tấn/giờ là: 276.500

đ/giờ. Tiết kiệm nhiên liệu cho lò hơi công suất 1 tấn khi chuyển từ đốt than sang đốt củi

trấu là: (276.500/530.000)*100% = 52 %.

1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VỎ TRẤU:

1.1.1. Cấu tạo của vỏ trấu:

– Vỏ trấu do hai lá của gié lúa là vảy lá và mày hoa tạo thành. Cả hai phần này được ghép

liền với nhau theo nếp dọc bằng một nếp gấp cài vào nhau. Phần trên của hai mảnh của vỏ

trấu chuyển thành đoạn cuối của vỏ trấu và cuối cùng kết thúc thành một cái râu (awn).

– Thành phần hóa học của vỏ trấu gồm:

+ Xenlulô : chiếm nhiều nhất khoảng (26 – 35)%, là hợp chất cao phân tử có công

thức cấu tạo là (C6 H10O5 )N .

+ Hemi – Xenlulô : chiếm khoảng (18 –  22)%, là hợp chất hóa học tương tự như

xenlulô nhưng có kích thước phân tử nhỏ hơn và không có cấu trúc chặt chẽ cũng như độ

bền hóa lý thấp hơn xenlulô.

+ Lignin: chiếm khoảng (25 – 30)%, là hợp chất cao phân tử có cấu trúc vô định

hình khác với xenlulô. Lignin tồn tại ở 3 trạng thái: thủy tinh (biến dạng là biến dạng đàn

hồi), dẻo (biến dạng không thuận nghịch), lỏng dính.

+ SiO 2: chiếm khoảng 20%

 

H2.3.0. Hàm lượng vỏ trấu trong hạt lúa.

1.1.2. Các đặc tính đặc trưng của vỏ trấu:

– Tuỳ theo từng loại trấu mà trấu có chiều dài từ (5 –  10)mm, chiều ngang bằng (1/2 – 1/3)

chiều dài.

– Góc nghỉ của trấu từ (35 – 50)0 tuỳ theo ẩm độ và điều kiện nhiệt độ môi trường.

1.1.3. Đặc diểm chung về lý hóa tính của vỏ trấu:

H2.3.1. Một số hình ảnh về vỏ trấu

– Vỏ trấu không cháy dễ dàng với ngọn lửa trần trừ khi có không khí thổi qua. Vỏ trấu có

khẳ năng chống ẩm và mục rữa nên nó là vật liệu cách nhiệt tốt.

– Tro trấu chứa nhiều SiO2    gây nên hiện tượng ăn mòn các loại lò sử  dụng vỏ trấu làm

chất đốt.

+ Bảng thành phần hóa học của tro trấu (RHA):

Thành phần hóa học %
SO2 86 – 97.3
K O2 0.58 – 2.5
NaO2 0.0 – 1.75
CO 0.2 – 1.5
MO 0.12 – 1.96
Fe2 O3 trace – 0.54
P2O 5 0.2 – 2.85
SO3 0.1 – 1.13
C1 trace – 0.42

 

– Vỏ trấu khó xử lý vì cồng kềnh và bụi bặm. Vỏ trấu có góc nghỉ khoảng 400 ÷ 450  điều

đó ảnh hưởng đến khả năng chảy của nó. Ví dụ như trong máng thức ăn chăn nuôi là rất

khó khăn.

– Khối lượng riêng của vỏ trấu thấp khoảng (70 ÷ 110)kg/m3  do đó đòi hỏi không gian lớn

để lưu trữ và vận chuyển và điều này là không kinh tế.

+ Bảng khối lượng riêng của một số loại chất đốt:

Tính chất Vỏ trấu Tro trấu Rơm Gỗ
Loose 73-112 96-192 300-900
Vibrated 122-145 300-900
Bricketed or pelleted 180
Ground 230-400

 

– Khi đốt cháy vỏ trấu tạo ra một lượng tro khoảng (17 ÷ 26)% cao hơn rất nhiều so với

gỗ [(0,2 ÷ 2)%] và than đá (12,2%). Dẫn đến có một khối lượng lớn tro trấu cần phải được

xử lý.

+ Hàm lượng tro trong một số loại chất đốt:

Tính chất Vỏ trấu Rơm Gỗ
Chất dễ bay hơi 64.7 69.7 85
Cacbon 15.7 11.1 13
Tro 19.6 19.2 2

 

–  Trấu   có   giá   trị  nhiệt  lượng   trung   bình   cao  (khoảng  3900 – 4100kcal/kg).  Do  đó,  nó  là  một

nguồn năng lượng tái tạo tốt.

– Tro trấu có nhiệt độ nóng chảy thấp nên tạo ra xỉ.

1.1.4. Tính chất hóa học của vỏ trấu:

– Thành phần hóa học của vỏ trấu:

+ Thành phần các nguyên tố hóa học (%):

Nguyên tố hóa học Vỏ trấu Rơm Gỗ
C 38.7 37.7 48
H 5 5 6.5
O 36 37.5 43
N 0.5 0.6 0.5
S 0.1

 

+ Thành phần hóa học của vỏ trấu (%):

Vỏ Trấu Xenlulô Hemi-Xenlulô Lignin
Lemont 29.20 20.10 30.70
ROK 14 33.47 21.03 26.70
CP 4 25.89 18.10 31.41
Pa Potho 35.50 21.35 24.95
Trung bình 31.02 20.15 28.44

 

* Lemont, ROK 14, CP 14, Pa Potho: là 4 giống lúa mẫu.

– Độ ẩm của vỏ trấu:

Độ ẩm tương đối (%) Độ ẩm cân bằng ( %)
Vỏ trấu Rơm Gỗ
10 3.7 3.5
20 5.4 5
30 6.8 6
40 7.9-8.1 7.5
50 9.1-9.5 5.5 9
60 10.1-10.8 6.3 10
70 10.8-11.8 9.5 12
80 11.6-12.9 12.5 14.5
90 14-15.3 21 18